Chuông xoay Tây Tạng / Chuông xoay Nepal / Chuông xoay Hymalaya ngày nay đã trở thành những tên gọi phổ biến khi nhắc đến trị liệu chuông xoay – Một trong những phương pháp trị liệu đang rất được quan tâm.
Thế nhưng liệu chúng ta có biết làm sao để nghệ nhân tạo ra một chiếc chuông xoay? Bài viết chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về hành trình tạo ra và sự khác biệt của mỗi chiếc chuông.
Nội dung
Chuông xoay được tạo ra như thế nào?
Trong quá trình sản xuất, chuông xoay sẽ được tạo ra từ 2-12 thành tố kim loại. Các hợp kim này sẽ được nung, đổ vào khuôn sau đó để nguội. Sau đó sẽ tiếp tục được nung lần nữa và những người thợ sẽ dùng búa để tạo hình. Cuối cùng, chuông sẽ được đánh bóng và thành phẩm. Nghe thì có vẻ nhanh và đơn giản đúng không.
Số lượng thành tố kim loại sẽ do nhà sản xuất quyết định vì họ có những công thức riêng cùng bàn tay của người nghệ nhân là điều quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của chuông.

Và dù làm từ bao nhiêu nguyên tố thì với các chuông xoay dùng cho mục đích trị liệu sẽ được khuyên nên chọn chuông làm từ 7 thành tố. Chúng sẽ tạo ra những chuông xoay có âm thanh và độ rung cộng hưởng với cơ thể.
7 thành tố đó chính là: vàng – bạc – đồng – thiếc – chì – kẽm – thủy ngân. Các thành tố này liên quan mật thiết đến 7 hành tinh, 7 luân xa chính và 7 nốt nhạc cơ bản (Do , Re , Mi , Fa, Sol , La, Si).
- Chì – Sao Thổ – Luân xa 1 (Luân xa Gốc) – Do
- Sắt – Sao Hoả – Luân xa 2 – Re
- Thiếc – Sao Mộc – Luân xa 3 – Mi
- Vàng – Mặt trời – Luân xa 4 – Fa
- Đồng – Sao Kim – Luân xa 5 – Sol
- Bạc – Mặt trăng – Luân xa 6 – La
- Thuỷ Ngân – Sao Thuỷ – Luân xa 7 – Si
Qua việc học từ những người thầy trị liệu từ Nepal và các bạn đồng nghiệp, mình tin rằng những âm thanh và sóng rung phát ra từ chuông xoay có ảnh hưởng đến trái tim chúng ta rất nhiều.
Chính vì thế mà việc học cách để gõ chuông cho đúng điểm, đúng dụng cụ gõ, thời điểm chạm chính xác cùng với động cơ tốt chính là bí mật của chuông xoay.
Và dù đơn giản như vậy nhưng những người thợ vẫn cần có kinh nghiệm và tài năng để giải phóng những tiềm năng của chuông xoay.
Chuông xoay có mấy loại?
Hiện nay có 2 loại chuông xoay chính: chuông xoay cổ và chuông xoay thủ công mới
Chuông xoay cổ
Các chuông xoay có thời gian lưu hành hơn 30 năm sẽ được gọi là chuông xoay cổ. Chuông xoay cổ với âm thanh, độ rung tốt, có giá trị cho y học và trị liệu lại càng trở nên khan hiếm.
Và ngày nay đã xuất hiện nhiều chuông xoay cổ sao chép được bày bán, với những người thiếu kinh nghiệm sẽ khó nhận biết được chuông xoay.

Chuông xoay thủ công mới
Khoảng năm 2005, nguồn chuông xoay cổ cho mục đích chữa trị bị thiếu hụt, một nhóm các thợ làm chuông đã làm chuông xoay thủ công. Qua nhiều năm kinh nghiệm thì chuông xoay thủ công mới có chất lượng tốt cho việc trị liệu âm thanh đã ra đời.
Cùng với việc đáp ứng các nhu cầu về buôn bán, trao tặng, trang trí … thì hiện nay còn có các chuông được làm bằng máy và khắc vẽ nhiều. Tuy nhiên, tùy vào cấu tạo và kích cỡ của mỗi chuông mà đa số các chuông này chỉ tạo âm thanh.
Các dạng và hình thể chuông xoay
Có 4 dạng và hình thể chuông xoay chính. Mỗi loại tạo ra chất lượng âm thanh riêng biệt và tên của chuông được gọi theo nguồn gốc tạo ra ở các khu vực Ấn Độ.
Chuông xoay Assam:
- Chuông dẹt, dày và tương đối nhỏ
- Âm thanh có dao động cao nhưng ít có sóng rung, thích hợp dùng trong không gian mở và cho các buổi thiền định, các hoạt động nhóm.
Chuông xoay Orissa:
- Chuông có đáy dẹt và thường có kim loại dày, kích thước tương đối nhỏ.
- Chuông tạo các âm thanh cao, thích hợp dùng trong các buổi thiền định, các hoạt động nhóm.

Chuông xoay Bengal:
- Chuông cao và miệng hơi mở tạo sự đa dạng về âm thanh, tông độ của tiếng chuông phụ thuộc vào độ dày của chuông. Phần mỏng ở miệng chuông mang đến âm chuông mạnh mẽ và sâu, phần đáy dày hơn tạo tiếng chuông rung cao và ngân hơn.
- Chuông phù hợp cho mục đích trị liệu vì có xu hướng phát ra những âm thanh ở phần đáy và phần thân chuông.
Chuông xoay Bihari hoặc Jaharkand:
- Hai loại chuông này có kích thước từ nhỏ đến trung bình, được phân biệt qua trục nhỏ nằm dưới đáy chuông.
- Chuông tương đối nhẹ, thường có giao động sâu tùy theo kích cỡ của chuông.
- Chuông nhỏ và nhẹ hơn thường được dùng để di chuyển trên cơ thể người và thích hợp cho việc thực hành thiền cá nhân.
- Chuông kích cỡ trung bình tạo âm thanh sâu và vang, phù hợp cho việc trị liệu và đặt trên cơ thể người.

Các loại chuông xoay khác:
Chuông xoay Thaobati
- Thành cao, âm thanh ngân nhưng không/ít rung
- Kích thước miệng chuông từ 10-20 cm.
- Chủ yếu được dùng về âm thanh
Chuông xoay Naga
- Chuông có đế và vòng đến, thường được dùng cho các buổi lễ tế.
- Âm thanh hay nhưng không có sóng rung.
Chuông xoay Jambati
- Thành nhỏ, có âm thanh và độ rung
- Có những trang trí nhất định nhưng nhỏ gọn.
- Có thể dùng chuông cho mục đích trị liệu, nhưng nên chọn các chuông trơn để tránh sự bất kính (theo ý kiến cá nhân).
Chuông xoay Mani:
- Kích thước từ 20-25 cm.
- Miệng chuông nhỏ, đáy to tạo âm thanh vòm, tốt cho việc trị liệu.
Chuông Ultabata
- Kích thước khoảng 40cm
- Miệng hơi óp rồi với loe ra.
- Âm thanh và độ rung cao
Chuông Manu Puri
- Giống cái bát, mỏng.
- Đánh vào thành trong của chuông, chỉ cần gõ nhẹ sẽ tạo ra âm thanh. Thiên về trị liệu âm thanh Sound Healing.
Chuông Lingan:
- Dưới đáy có cái vòng lên. Chuông được dùng trong nhiều tín ngưỡng.
- Khi đánh sẽ đánh ngang.
Gợi ý thêm
Qua việc nghiên cứu và tổng hợp, mình sắp xếp để chúng ta có thêm những thông tin về chuông xoay, các phân loại về chuông, từ đó sẽ hỗ trợ bạn tìm cho mình những chiếc chuông xoay phù hợp.
Bài viết sau mình sẽ gợi ý cách để chọn một chiếc chuông và sử dụng chuông cho phù hợp
Theo dõi các bài viết theo hệ thống kiến thức chi tiết:
3 thoughts on “Chuông xoay được tạo ra như thế nào? Cách nhận biết các loại chuông xoay”